Tiểu cảnh nhà cổ là mô hình thu nhỏ của những ngôi nhà ở các miền thôn quê. Thông qua tác phẩm này sẽ giúp chúng ta gợi nhớ về quê hương, nơi mà mình đã từng lớn lên, vì thế mà thú chơi này còn giúp chúng ta lưu giữ những kỷ niệm một thời của gia đình thân yêu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết nhé.
Thiết Kế Thi Công Tiểu Cảnh Sân Vườn Đẹp
Tư Vấn Nhanh – Báo Giá Chuẩn – Khảo Sát Tận Nơi
Liên hệ Loan 091 621 5057
Hotline 24/7 tư vấn 081 3131 555 (Zalo, sms, viber)
Tiểu Cảnh Nhà Cổ Bắc Bộ
Tiểu cảnh hiện đang là thú vui của nhiều gia đình nhà giàu, người tuổi về hưu. Góc tiểu cảnh không chỉ cách để trang trí, làm đẹp thêm cho không gian mà còn là nơi để thư thái tinh thần về nơi bình yên nhất. Hiện nay, có rất nhiều xu hướng tiểu cảnh như hòn non bộ, ống tre, hồ cá, tranh tiểu cảnh đá, tiểu cảnh sân vườn… Mỗi loại đều toát lên vẻ đẹp và thần thái riêng.
Riêng tiểu cảnh nhà cổ là xu hướng không mới nhưng nó chưa bao giờ là cũ. Bởi không dễ dàng gì mà có thể thiết kế nên không gian nhà mái lá, mái ngói, nhất là tái hiện là nét có thật của một vùng quê. Trong các tác phẩm tiểu cảnh về nhà cổ thì đa phần đều nói về miền Bắc.
Vẻ Đẹp Quê Hương
Mỗi người đều có cách thể hiện tiểu cảnh về nhà cổ khác nhau, người thì thực hiện theo trí tưởng tượng của mình, người thì mô tả lại hoàn toàn những gì đã từng là sự thật. Vì thế, đây được xem là một góc hồi ức đẹp về tuổi thơ và gia đình.
Những mái ngói, khoảng sân, lu nước, con chó, hồ cá, nhà ba gian… đều hiển hiện vô cùng chân thật thông qua tận dụng vẻ đẹp sần sùi của đá da voi. Ngoài ra, còn dùng đá cổ thạch để tạo khoảng sân vườn xung quanh; dùng đá cuội vân mây để tạo những chi tiết sinh hoạt nhỏ thường ngày trong gian nhà.
Tiểu Cảnh Đồng Quê
Tiểu cảnh đồng quê là một trong những mô hình nghệ thuật thu nhỏ thiên nhiên nằm gọn trong tầm mắt với cảm giác thật bình dị và nhẹ nhàng. Đồng quê luôn yên ắng và trong lành bởi nét đẹp của thiên nhiên. Và chúng ta hoàn toàn
có thể tạo cho riêng mình một khoảng không gian yên bình đó. Sau đây là 3 thiết kế về tiểu cảnh đồng quê phổ biến nhất hiện nay mà các bạn nên biết để tham khảo nhé.
Vườn Quê
Sẽ chẳng có gì tuyệt vời bằng cách thiết kế hẳn một tiểu cảnh đồng quê ngay tại khoản sân vườn. Điều này sẽ giúp bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn có thể tận hưởng và cảm nhận thật sự bằng mắt. Qua đồi cỏ xanh có thể ngồi lên được, hình ảnh chú bé cưỡi trâu thơ mộng.
Hoặc chúng ta cũng có thể thiết kế ngôi nhà mái lớn, lu nước ở phía trước nhà. Thêm cả một vùng ao đầy hoa súng, thêm vài chú cá bơi lội tung tăng để tạo điểm sinh động hơn. Và cũng có thể tạo thêm guồng nước để mô tả nếp sống một thời của ông cha ta.
Non Bộ
Nếu diện tích không đủ rộng thì có thể thiết kế mô hình tiểu cảnh đồng quê đi kèm với hòn non bộ trong sân. Đứng bên dưới dãy núi lớn sững sừng đen huyền bí bằng đá lũa đen đó chính là các ngôi nhà được tạo hình bằng đá cổ thạch. Bên cạnh đó là hình ảnh chú bé cưỡi trâu, cụ già ngồi câu cá, bác tiều phu gánh cũi.
Để thể hiện rõ chủ đề đồng quê trong tác phẩm tiểu cảnh thì cần phải có các đồ dùng đại diện cho làng quê như gàu múc nước bằng gáo dừa, lu nước, sàn nước ven sông, mái nhà lá đơn giản… Tùy theo diện tích thiết kế mà chọn kích cỡ của các món đồ dùng cho tương thích.
Bon Sai
Đơn giản nhất vẫn là mẫu tiểu cảnh đồng quê dạng mini ngay dưới gốc cây bonsai. Chúng ta chỉ cần chọn góc cây đủ rộng, cao và tán xòe để thể hiện chủ đề thôn quê. Thêm vài viên đá cuội, gốc cây được chặt sát, mái nhà lá nhỏ để thể hiện sự thanh bình của quê hương.
Tiểu cảnh đồng quê sẽ giúp chúng ta nhớ đến quê hương, ông bà và tuổi thơ. Đây là cội nguồn để có thể hình thành nên ta ngày hôm nay. Tuy mang nét bình dị nhưng lại là yếu tố nổi bật để thể hiện sự trong lành của thiên nhiên. Giúp tận hưởng cảm giác yên bình ngay tại thành phố nháo nhiệt.
Kiến Trúc Tiểu Cảnh Nhà Cổ
Để tự tay làm được tiểu cảnh nhà cổ cũng không quá khó bằng các chất liệu sẵn có. Bạn cũng có thể tham khảo những chi tiết dưới đây để dễ có ngôi nhà cổ theo ý sáng tạo.
- Nhà cổ thông thường nên có 3 gian gồm nhà ở, gian bếp, cổng cao và mái được lợp ngói.
- Cây cối đặt ở cổng, sau nhà và hông nhà, thường là cây bóng mát như vú sữa, mít, xoài,…
- Một ụ rơm đặt cạnh chuồng trâu (chuồng lợn hoặc gà) để tăng thêm tính thôn quê. Một vài hình ảnh như bu gà, chuồng bồ câu cũng làm cho bức tranh thêm sau sắc hơn.
- Phía tường rào có thể trồng thêm một vài bụi chuối, hàng cau là những nét của làng quê Việt.
- Hình ảnh ao làng, hoa sen, hoa súng và bèo cũng là những chi tiết bạn cần chú ý.
- Hình ảnh chú chó cũng không thể thiếu tại những ngôi nhà thân thuộc.
- Giếng nước, bể nước là những chi tiết bạn cần phải chú ý sắp xếp để tránh làm mất diện tích khu vườn.
Mua Tiểu Cảnh Nhà Cổ Ở Đâu?
Qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, từ các viên đá to biến thành những hình dáng, vật dụng sinh động như thật. Tuy kích thước chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay nhưng chúng đều có ý nghĩa riêng. Nếu bạn muốn tận mắt chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của tiểu cảnh nhà cổ cũng như quy trình thực hiện nên tác phẩm nghệ thuật thì có thể đến với Thiên An. Đây là địa chỉ đáng tin cậy để thi công các tiểu cảnh cho không gian sống của nhà bạn. Ngoài ra, Thiên An còn được biết đến như là địa chỉ phân phối có mức giá hấp dẫn và hợp lý nhất.
Bán Tiểu Cảnh Nhà Cổ
Bạn có thể đến bất kỳ địa điểm bán đồ gốm hoặc bonsai để mua tiểu cảnh nhà cổ. Ngoài ra, những của hàng đồ gốm sứ cũng nhận gia công theo ý thích của các bạn. Tuy nhiên, trước khi bạn mua thứ gì đó bạn cần phải tìm đến những nơi uy tín để tránh bị đội giá. Xi măng là chất liệu dễ dàng mà bạn thấy bất kỳ ở cửa hàng vật liệu nào. Nhưng độ bền từ tiểu cảnh xi măng thường có tuổi đời ngắn hơn đồ sứ nhiều lần.
Một tiểu cảnh nhà cổ đẹp là phối hợp nhiều chất liệu với nhau thành một thể. Chúng tạo nên một cảm giác quê hương đúng nghĩa có đá có cây, có rừng có sông.
Giá Tiểu Cảnh Nhà Cổ
Trước khi xác định giá của tiểu cảnh nhà cổ bạn cần phải quan sát đến chât liệu, độ hoàn thiên và cảnh vật. Cảnh vật càng chi tiết thì giá thành càng cao do người nghệ nhân cần nhiều thời gian gian. Những tiểu cảnh nhà cổ bằng gốm sứ sẽ có giá thành tốt hơn so với đồ đá. Bởi gốm sứ rất dễ tạo hình, màu và có nhiều lựa chọn với giá thành hơn đá. Giá một tiểu cảnh nhà cổ rơi vào 500 ngàn đến 2 triệu. Tiểu cảnh càng phức tạp thì giá càng cao theo thời gian hoàn thiện.
Tiểu cảnh nhà cổ là cả một công trình kiến trúc độc đáo, mang linh hồn của nếp sinh hoạt hằng ngày đã rất lâu đời của người dân Việt. Vì thế, bạn cũng nên lưu giữ lại cho con cháu đời sau bằng cách thể hiện mái nhà xưa của mình qua tiểu cảnh bằng những viên đá của thiên nhiên. Chúc bạn thành công!